Có một sự thật không thể chối cãi là nhựa PET là loại nhựa vô cùng quen thuộc. Nhưng…nhựa pet có độc không thì chẳng phải ai cũng biết. Nhiều người còn mặc nhiên đây là loại nhựa an toàn và tái sử dụng nhiều lần. Đây là hành động đúng hay sai, và nhựa PET có thật sự độc hay không, câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết này của In ấn Ly nhựa Bình Long.
1. Nhựa PET là gì?
Nhựa PET là loại nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa Polyester. Nhựa P.E.T là từ viết tắt của PolyEthylene Terephthalate (hay còn gọi là PETE, PETP hoặc PET-P – ký hiệu hình số 1).
Đây là loại vật liệu quan trọng trong tổng hợp chất xơ sợi, đồ dụng bằng nhựa đựng thức ăn, nước uống và chất lỏng khác như ly nhựa, chai nhựa, bình nhựa,hộp nhựa,…
Nguyên nhân chính khiến loại nhựa này trở nên phổ biến vì có tính kinh tế. Đồng thời, nó cũng có khả năng tái chế cao.
Thông qua phản ứng hóa học đa trùng ngưng các Monomer (C10H8O4)n, nhà sản xuất sẽ điều chế được nhựa PET.
Công thức hóa học phân tử: | (C10H8O4)n |
Tỷ trọng: | PET vô định hình: 1,370g/cm3 PET tinh thể: 1,445g/cm3 |
Độ co giãn dài: | 50 – 150% |
Độ chịu va đập: | 3.6 kJ/m2 |
Nhiệt độ nóng chảy của nhựa PET: | ~ 260oC |
Sở dĩ là loại nhựa thông dụng, nên ngày nay, tính ứng dụng của nhựa PET khá cao, cụ thể là:
– Được ứng dụng rộng rãi để làm vật đựng đồ uống, ly nhựa PET đựng trà sữa, nước ép, chai nước, bình đựng nước ngọt, nước giải khát có ga. Ngoài ra còn có thể ép phun để sản xuất bao bì đựng thực phẩm.
– Được sử dụng trong sản xuất khay, hộp nhựa đựng cơm văn phòng, đựng thực phẩm các loại.
– Là vật liệu chủ yếu trong sản xuất sợi thủ công cũng như trong các ngành công nghiệp dệt may, túi xách.
2. Nhựa PET có đặc tính gì?
Sau khi đã hiểu rõ về tên gọi cũng như công thức hóa học. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về những đặc tính nổi bật của nhựa PET.
Dưới tác động của nhiệt độ cao, nhựa PET chảy mềm thành chất lỏng và đóng rắn lại khi làm nguội. Nhựa nhiệt dẻo có hơn 40 loại và chính thức được sử dụng rộng rãi vào năm 1900. Nhựa thuộc dòng nhựa kỹ thuật, ngoài ra còn có các dòng nhựa tương tự với PET như: Polycacbonat (PC), Polyoxymetylen (POM), Polyamit (PA), Polybutylen Terephtalat (PBT),…
– Nhựa có độ bền cơ học cao và có khả năng chịu được kéo dãn và lực va chạm mạnh.
– Có khả năng chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng cao.
– Nhựa PET trơ trong môi trường trong suốt và môi trường thực phẩm.
– Ngoài ra, nó chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn so với các loại nhựa khác.
– Khi gia nhiệt đến 200ºC hoặc làm lạnh ở – 90ºC, cấu trúc hóa học của mạch nhựa PET vẫn nguyên vẹn. Ngoài ra, ở nhiệt độ khoảng 100ºC, tính chống thấm khí hơi của nhựa vẫn không thay đổi.
3. Nhựa PET có độc không?
Vì là vật liệu quen thuộc thường gặp, nhất là với những đồ vật quen thuộc như hộp nhựa, ly cốc nhựa mà mọi người thường hay dùng; cho nên nhựa PET có độc không rõ ràng cần được giải đáp.
Mặc dù đặc tính của nhựa PET là trơ với môi trường thực phẩm. Do đó hộp nhựa đựng thực phẩm bằng PET ra đời. Tuy vậy nó không hề an toàn khi tái sử dụng. Mặt khác dễ bị hư hỏng và biến dạng do tác dụng nhiệt, dễ trầy xước. Và có khả năng trở thành môi trường cho vi khuẩn, mầm bệnh,…tích tụ. Thế nên nhựa PET chỉ an toàn khi dùng một lần.
Quan trọng hơn, ở nhiệt độ cao, PET không bền và một số chất được sinh ra như Aldehyde và thôi nhiễm Antimony.
Cùng với đó các hợp chất Bromate hóa cũng được tìm thấy là thôi nhiễm vào nước. Nhưng các nhà nghiên cứu chứng minh rằng hàm lượng các chất thôi nhiễm này tăng theo thời gian sử dụng và nhiệt độ bảo quản. Vì tế nhựa pet có độc không phụ thuộc vào việc bạn nên tái sử dụng và dùng nó để đựng chất lỏng hay thực phẩm có nhiệt độ như thế nào.
Theo đó, vỏ chai nhựa PET chỉ nên để ở nhiệt độ dưới 40ºC trong khoảng dưới 10 ngày, sau đó thì nên thay mới và không tái sử dụng. Nếu tái sử dụng rồi đựng nước nóng quá 70ºC hay bị thiêu hủy, đồ vật nhựa PET không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại như hóa chất hay kim loại nặng. Nếu sử dụng quá 10 tháng, những hạt vi nhựa còn có thể sinh ra các chất gây ung thư và làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Vì sợ mọi người không biết mà dùng đi dùng lại ly nhựa, cho nên theo ký hiệu trên đồ nhựa, ly nhựa, nhựa PET được đánh số 1. Đây là ký hiệu mang ý nghĩa chỉ được sử dụng duy nhất một lần.
Tóm lại: Vỏ chai PET (số hiệu là 1) không độc khi bạn dùng đúng cách. Nó cũng không phải là vật dụng lý tưởng để tái sử dụng làm đồ dùng chứa nước uống hoặc thực phẩm. Nên cách an toàn nhất khi dùng ly nhựa, chai nhựa PET là chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn rồi thay mới. Không cho nhựa PET vào lò vi sóng hoặc đựng thực phẩm nóng.
4. Quy trình sản xuất nhựa PET
Nguyên liệu chính để sản xuất nhựa PET phải là hạt nhựa chính phẩm không pha nhựa phế khác. Điều này tránh việc kim loại nặng trong nhựa phế nhiễm vào đồ uống khi làm thành nước đóng chai. Vì vậy sản xuất ly nhựa PET chi phí khá cao vì phải dùng đến nguyên liệu 100% chính phẩm. Quy trình sản xuất nhựa PET như sau:
– Hạt nhựa PET được đưa vào thiết bị sấy nóng ở nhiệt độ 180ºC trong thời gian 3 – 4 tiếng. Rồi được đưa tiếp vào máy tạo phôi làm việc bán liên tục. Trong máy, dưới tác động của vòng gia nhiệt, nhựa chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
– Nhựa được bơm vào khuôn qua các rãnh, cửa có tiết diện nhỏ dưới áp lực của xilanh. Vùng tạo hình phôi được xác lập trước – trước khi nhựa được bơm vào thì khuôn phải khép kín. Hệ thống làm lạnh đặt ở đầu cuối phôi để làm nguội nhựa.
– Chu kỳ ép phôi diễn ra rất ngắn chỉ vài chục giây đến vài phút. Mỗi chu kỳ cho ra số phôi phụ thuộc vào mỗi loại khuôn, từ 2 đến 16 phôi.
– Phôi tạo thành được đưa ra tự động ở thùng chứa. Tại đây, phôi được kiểm tra bọt khí và cắt bỏ Bavia. Những sản phẩm đạt yêu cầu thì để nguội trong không khí và thôi tạo hình thành phẩm ly nhựa, chai nhựa.
Hi vọng với việc phân tích nhựa PET có độc không thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình. Và đồng thời, cũng mong rằng bạn sử dụng và tái chế ly nhựa, đồ nhựa PET một cách hiệu quả, không gây hại cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.
>>> Đọc thêm: Cách làm giá đỗ bằng ly nhựa cực hiệu quả